Anh có về thăm Bình Giã không anh?
Gió đã lạnh, Noel về rồi đó
Rất dịu dàng, xuân đang chờ trước ngõ
Mùa xuân này, em ao ước có anh !

Anh về thăm Bình Giã đi anh
Lâu lắm rồi, anh chưa về Bình Giã
Quê mình nghèo, đất cằn khô sỏi đá
Mỗi mặt người, nét vất vả hằn sâu !

Anh rời xa Bình giã đã lâu
Anh còn nhớ những con đường đất đỏ
Nắng bụi, mưa lầy nhưng dễ thương dễ nhớ
Ở mỗi con đường đều có dấu chân anh.

Anh về thăm Bình Giã đi anh
Về để thấy quê mình đang đổi mới
Bên thềm nhà có mẹ già đứng đợi
Nhiều đêm mơ – mừng khấp khởi : Anh về !


                                                      Hồ Quỳnh Lan

VỀ THĂM BÌNH GIÃ ĐI ANH


Anh có về thăm Bình Giã không anh?
Gió đã lạnh, Noel về rồi đó
Rất dịu dàng, xuân đang chờ trước ngõ
Mùa xuân này, em ao ước có anh !

Anh về thăm Bình Giã đi anh
Lâu lắm rồi, anh chưa về Bình Giã
Quê mình nghèo, đất cằn khô sỏi đá
Mỗi mặt người, nét vất vả hằn sâu !

Anh rời xa Bình giã đã lâu
Anh còn nhớ những con đường đất đỏ
Nắng bụi, mưa lầy nhưng dễ thương dễ nhớ
Ở mỗi con đường đều có dấu chân anh.

Anh về thăm Bình Giã đi anh
Về để thấy quê mình đang đổi mới
Bên thềm nhà có mẹ già đứng đợi
Nhiều đêm mơ – mừng khấp khởi : Anh về !


                                                      Hồ Quỳnh Lan

Đọc thêm..

Bao xuân quên bẵng Xuân xưa
Xuân này quyết nhớ giao thừa đón Xuân
Thoảng qua: năm tám gian truân
Bóng câu vụt thoáng xua quân qua mành.

Quê mình vui Tết an lành
Nhà nhà đối đỏ dưa hành như ai
Gió Xuân bướm lượn vườn mai
Hây hây má đỏ cả hai thẹn thùng.

Em về mách mẹ anh khùng
Tuy khùng anh dám! anh hùng cưới em
Cưới em đâu phải để xem
Đong đầy tình cảm thương em một trời

Thương nhau nào kể nên lời
Taybồng tay bế một thời như ai
Hái bông hoa dại anh cài
Cám ơn em đã cho vài con ngoan

 Gia đình vui vẻ hân hoan
Một đàn con cháu, oang toang Xuân về
Tiện tay anh nhổ tóc niên
Thì ra em đẹp như tiên về chiều.

Rồng đi Ngựa đến vui nhiều
Tổ tiên chợt nhớ một chiều cuối năm
Cha ông nay đã xa xăm
Xuân về báo hiếu viếng thăm mộ phần

Gánh gồng cày cuốc tảo tần
Ông Bà Cha Mẹ xa lần quê tôi
Di cư năm tám năm trời
Người đi kẻ ở, một đời nhớ nhau!

                                                           *** bóng câu ... qua mành: bóng ngựa vút qua mành cửa
*** tóc niên: tóc tuổi, tóc bạc

Bạt Gió

Xuân Bính Ngọ 2014

XUÂN NĂM NÀO


Bao xuân quên bẵng Xuân xưa
Xuân này quyết nhớ giao thừa đón Xuân
Thoảng qua: năm tám gian truân
Bóng câu vụt thoáng xua quân qua mành.

Quê mình vui Tết an lành
Nhà nhà đối đỏ dưa hành như ai
Gió Xuân bướm lượn vườn mai
Hây hây má đỏ cả hai thẹn thùng.

Em về mách mẹ anh khùng
Tuy khùng anh dám! anh hùng cưới em
Cưới em đâu phải để xem
Đong đầy tình cảm thương em một trời

Thương nhau nào kể nên lời
Taybồng tay bế một thời như ai
Hái bông hoa dại anh cài
Cám ơn em đã cho vài con ngoan

 Gia đình vui vẻ hân hoan
Một đàn con cháu, oang toang Xuân về
Tiện tay anh nhổ tóc niên
Thì ra em đẹp như tiên về chiều.

Rồng đi Ngựa đến vui nhiều
Tổ tiên chợt nhớ một chiều cuối năm
Cha ông nay đã xa xăm
Xuân về báo hiếu viếng thăm mộ phần

Gánh gồng cày cuốc tảo tần
Ông Bà Cha Mẹ xa lần quê tôi
Di cư năm tám năm trời
Người đi kẻ ở, một đời nhớ nhau!

                                                           *** bóng câu ... qua mành: bóng ngựa vút qua mành cửa
*** tóc niên: tóc tuổi, tóc bạc

Bạt Gió

Xuân Bính Ngọ 2014
Đọc thêm..



Theo truyền thống lâu đời của Giáo hội, hằng năm mỗi nhà thờ của Giáo xứ sẽ tổ chức chầu Mình Thánh Chúa cách trọng thể. Tại Việt Nam hay gọi tắt là CHẦU LƯỢT (có lẽ vì các đơn vị thay nhau Chầu Chúa theo lượt/ phiên thứ của mình). 

Bộ Giáo Luật số 942 (1983) viết: “Trong những nhà thờ và nhà nguyện nói trên, khuyên hằng năm nên tổ chức một buổi chầu Mình Thánh cách trọng thể trong một thời gian thích hợp, mặc dù không liên tục, để cộng đoàn địa phương suy niệm và tôn thờ mầu nhiệm Thánh Thể cách sâu xa hơn; tuy nhiên chỉ được tổ chức chầu Mình Thánh như thế, nếu biết trước là có đủ số tín hữu đến tham dự, nhưng vẫn phải giữ các quy tắc đã được quy định”.



Với lòng tôn sùng đặc biệt Thánh Thể, các Giáo phận miền Bắc trong đó có Giáo phận Vinh bà con đã giữ được truyền thống quý báu này. Sau biến cố di cư 1955, dù phải xa quê và sống chung với anh em đồng đạo miền Nam, các xứ gốc Vinh vẫn giữ được nét độc đáo này mà những Xứ đạo khác không dễ gì mà có được.

Các Cha trẻ lãnh trách vụ về trông coi ba xứ tại Bình Giả dù đã nghe nói về việc này nhưng khi thấy tận mắt đã “hết hồn” với cả hàng ngàn người sáng chiều quây quần tại nhà thờ xứ mình để chầu Thánh Thể hoặc dâng Thánh lễ vào ba ngày thứ 5,6,7, họ sốt sắng, say sưa nghe theo các cha làm phúc (giảng dạy, giải tội). Vừa mới đây tại Giáo xứ Vinh Châu, Cha Phêrô Phó xứ Ngãi Giao trong bài giảng chiều thứ sáu đã nói: “… Dù đã được báo trước nhưng con vẫn không thể ngờ được rằng cả ngàn người về đây, rợp cả nhà thờ to lớn này để tĩnh tâm dọn mình chầu Thánh Thể thay Giáo phận, chỉ có những Xứ đạo tại Bình Giả mới có như thế này, vì là lần đầu tiên thấy nên con run quá …”. Cũng trong những ngày này các xứ lo trang hoàng nhà thờ sạch đẹp đến đón tiếp bà con gần xa, các gia đình cũng rộng tay mua thêm quà bánh thịt thà để mời khách khứa con cháu ăn … mừng chầu lượt …

Chúa nhật chính ngày chầu trọng thể, các cha trong Giáo hạt được mời đến dâng lễ đồng tế cho Giáo xứ, bà con xứ bên cũng đến dự lễ này nên bầu khí đẹp tuyệt vời, nhất là tình hiệp thông huynh đệ. Ngay sau thánh lễ, các đơn vị trong Giáo xứ (có kính Giáo xứ bên cạnh một giờ) thay nhau chầu Chúa từ sáng đến chiều tối. Chuông nhà thờ chốc chốc lại đổ liên hồi báo hiệu niềm vui, bà con cứ thế thay nhau đi chầu. Dịp này, có một số gian hàng lưu động ở các nơi tranh thủ đến bày bán tượng ảnh, sách vở nhà đạo v.v.. làm cho quang cảnh vui vui.

Tạ ơn Chúa, tạ ơn cha ông đã cho chúng con những ngày hồng phúc này, nhưng cũng thành thật mà nói: Nét đặc trưng của ngày Chầu Lượt tại ba xứ Vinh Hà-Vinh Châu-Vinh Trung đang có chiều hướng “phai nhạt” dần cả về số lượng và chất lượng vì nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Xin Các Cha cùng với Cộng đoàn chúng con hy sinh cố gắng nhiều hơn nữa để nét đẹp đặc trưng Chầu Lượt tại Bình Giả được lưu truyền mãi mãi.

- Vì cộng đoàn tham dự sáng chiều các giờ phụng vụ đặc biệt liên tục ba bốn ngày nên cũng rất mệt (gần bằng Cha Xứ và Các Cha làm phúc), xin Cha phụ trách “chia sẻ chủ đề” với thời lượng vừa phải (chắc khoảng 15-20 phút), nội dung truyền đạt dễ hiểu; cần sát thực tế đời sống hằng ngày (dí dỏm một tý lại càng tốt). Chứ lâu lâu Cộng đoàn được nghe Cha giảng siêu quá, chuyện tàu chuyện tây, bên Mỹ bên Pháp … “nhà con dân quê, tay cày tay cuốc, nỏ hiểu hết được” đem lòng chia trí ngó qua ngó lại để khỏi ngủ gật mà Cha giảng cỡ nữa tiếng thì ngủ thật luôn. Ra về đâm sinh “tội phàn nàn” rồi công Cha khó nhọc soạn bài hóa ra công không! Vài năm nay hình ảnh các cha ngồi giải tội làm phúc cũng chẳng thấy nữa (có lẽ các cha bận quá chăng). “Tức cảnh sinh tình”, biết đâu trong những ngày đạo đức sốt sắng này “con Cá lớn” mới xuất hiện, Ta không “giăng lưới bắt liền” thì uổng lắm, mà nếu không có “Cá” thì Ta hiệp ý với Cộng đoàn vậy.

- “Có thực mới vực được đạo?”, đời sống xã hội ngày càng tất bật với bao lo toan công việc nên bà con ta cũng “đắn đo” cho việc thờ phượng Chúa. Giật mình khi mới đây chúa nhật, phiên chầu của một xứ bạn tại nhà thờ Vinh Châu số người tham dự không đến 100 người (không thể tin nổi, ngong cha xứ cũng nỏ chộ luôn). Hỏi thăm: “Răng năm nay Quân Ta đi chầu ít hầy!”. Thì được trả lời: “Thông cảm! Quân choa mắc đi hái tiêu hết, tiêu gần một trăm rưỡi nghìn chứ ít chi ai cũng nóng ruột, không lo hái mất trộm công toi, tiền vô túi chắc ăn, thôi hẹn sang năm hấy”. “Rứa người lớn tuổi mô hết?”. “Thanh niên trai gái lo hái tiêu, người lớn lo phơi tiêu, lớp thì nỏ có ai chở nên họ ở nhà cả!”. Tôi trộm nghĩ: Bà con ráng hy sinh sắp xếp một tý nữa thì tài, Chúa ban cho năm ni được mùa tiêu, được mùa dưa được giá cao, đủ thứ, cả cấy dịp long trọng a ri mà nỏ đến tạ ơn, cầu nguyện thờ phượng Chúa thì đợi đến khi mô. Chúa Ngài “bực mình” thu lại ân huệ “tiêu chết-dưa ế” thì có mà … lại chạy đến cầu xin Chúa thương con. 

Cứ tại với vì, bà con các xứ đến với nhau trong dịp chầu ít quá, Chúa Ngài buồn, Xứ có Chầu cũng buồn mà bà con ta cũng rầy rà trong người, lâu dần truyền thống đạo đức của Xứ Bình cũng vì thế mà mất đi. 

Xin Chúa ban thêm cho chúng con lửa yêu mến sự đạo nồng nàn như ngày nào cha ông chúng con đã có và gầy dựng. Xin cho chúng con biết khôn ngoan như con cái sự sáng để biết đặt Chúa lên vị trí tối ưu chứ đừng khôn ngoan như con cái thế gian cứ lo tiền của công việc là trên hết. Chúa mới là Mùa Xuân Vĩnh Cửu, còn của cải thì chóng qua hay mất, biết đâu có hấn trong lòng nhiều quá lại sinh ra tội lỗi, ngày sau chẳng được xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen.

Hình ảnh chầu lượt tại Vinh Châu ngày 26/01/2014
Canhcobg





Long Trọng Tôn Sùng Thánh Thể (Chầu Lượt Nét Đẹp Tại Xứ Bình)




Theo truyền thống lâu đời của Giáo hội, hằng năm mỗi nhà thờ của Giáo xứ sẽ tổ chức chầu Mình Thánh Chúa cách trọng thể. Tại Việt Nam hay gọi tắt là CHẦU LƯỢT (có lẽ vì các đơn vị thay nhau Chầu Chúa theo lượt/ phiên thứ của mình). 

Bộ Giáo Luật số 942 (1983) viết: “Trong những nhà thờ và nhà nguyện nói trên, khuyên hằng năm nên tổ chức một buổi chầu Mình Thánh cách trọng thể trong một thời gian thích hợp, mặc dù không liên tục, để cộng đoàn địa phương suy niệm và tôn thờ mầu nhiệm Thánh Thể cách sâu xa hơn; tuy nhiên chỉ được tổ chức chầu Mình Thánh như thế, nếu biết trước là có đủ số tín hữu đến tham dự, nhưng vẫn phải giữ các quy tắc đã được quy định”.



Với lòng tôn sùng đặc biệt Thánh Thể, các Giáo phận miền Bắc trong đó có Giáo phận Vinh bà con đã giữ được truyền thống quý báu này. Sau biến cố di cư 1955, dù phải xa quê và sống chung với anh em đồng đạo miền Nam, các xứ gốc Vinh vẫn giữ được nét độc đáo này mà những Xứ đạo khác không dễ gì mà có được.

Các Cha trẻ lãnh trách vụ về trông coi ba xứ tại Bình Giả dù đã nghe nói về việc này nhưng khi thấy tận mắt đã “hết hồn” với cả hàng ngàn người sáng chiều quây quần tại nhà thờ xứ mình để chầu Thánh Thể hoặc dâng Thánh lễ vào ba ngày thứ 5,6,7, họ sốt sắng, say sưa nghe theo các cha làm phúc (giảng dạy, giải tội). Vừa mới đây tại Giáo xứ Vinh Châu, Cha Phêrô Phó xứ Ngãi Giao trong bài giảng chiều thứ sáu đã nói: “… Dù đã được báo trước nhưng con vẫn không thể ngờ được rằng cả ngàn người về đây, rợp cả nhà thờ to lớn này để tĩnh tâm dọn mình chầu Thánh Thể thay Giáo phận, chỉ có những Xứ đạo tại Bình Giả mới có như thế này, vì là lần đầu tiên thấy nên con run quá …”. Cũng trong những ngày này các xứ lo trang hoàng nhà thờ sạch đẹp đến đón tiếp bà con gần xa, các gia đình cũng rộng tay mua thêm quà bánh thịt thà để mời khách khứa con cháu ăn … mừng chầu lượt …

Chúa nhật chính ngày chầu trọng thể, các cha trong Giáo hạt được mời đến dâng lễ đồng tế cho Giáo xứ, bà con xứ bên cũng đến dự lễ này nên bầu khí đẹp tuyệt vời, nhất là tình hiệp thông huynh đệ. Ngay sau thánh lễ, các đơn vị trong Giáo xứ (có kính Giáo xứ bên cạnh một giờ) thay nhau chầu Chúa từ sáng đến chiều tối. Chuông nhà thờ chốc chốc lại đổ liên hồi báo hiệu niềm vui, bà con cứ thế thay nhau đi chầu. Dịp này, có một số gian hàng lưu động ở các nơi tranh thủ đến bày bán tượng ảnh, sách vở nhà đạo v.v.. làm cho quang cảnh vui vui.

Tạ ơn Chúa, tạ ơn cha ông đã cho chúng con những ngày hồng phúc này, nhưng cũng thành thật mà nói: Nét đặc trưng của ngày Chầu Lượt tại ba xứ Vinh Hà-Vinh Châu-Vinh Trung đang có chiều hướng “phai nhạt” dần cả về số lượng và chất lượng vì nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Xin Các Cha cùng với Cộng đoàn chúng con hy sinh cố gắng nhiều hơn nữa để nét đẹp đặc trưng Chầu Lượt tại Bình Giả được lưu truyền mãi mãi.

- Vì cộng đoàn tham dự sáng chiều các giờ phụng vụ đặc biệt liên tục ba bốn ngày nên cũng rất mệt (gần bằng Cha Xứ và Các Cha làm phúc), xin Cha phụ trách “chia sẻ chủ đề” với thời lượng vừa phải (chắc khoảng 15-20 phút), nội dung truyền đạt dễ hiểu; cần sát thực tế đời sống hằng ngày (dí dỏm một tý lại càng tốt). Chứ lâu lâu Cộng đoàn được nghe Cha giảng siêu quá, chuyện tàu chuyện tây, bên Mỹ bên Pháp … “nhà con dân quê, tay cày tay cuốc, nỏ hiểu hết được” đem lòng chia trí ngó qua ngó lại để khỏi ngủ gật mà Cha giảng cỡ nữa tiếng thì ngủ thật luôn. Ra về đâm sinh “tội phàn nàn” rồi công Cha khó nhọc soạn bài hóa ra công không! Vài năm nay hình ảnh các cha ngồi giải tội làm phúc cũng chẳng thấy nữa (có lẽ các cha bận quá chăng). “Tức cảnh sinh tình”, biết đâu trong những ngày đạo đức sốt sắng này “con Cá lớn” mới xuất hiện, Ta không “giăng lưới bắt liền” thì uổng lắm, mà nếu không có “Cá” thì Ta hiệp ý với Cộng đoàn vậy.

- “Có thực mới vực được đạo?”, đời sống xã hội ngày càng tất bật với bao lo toan công việc nên bà con ta cũng “đắn đo” cho việc thờ phượng Chúa. Giật mình khi mới đây chúa nhật, phiên chầu của một xứ bạn tại nhà thờ Vinh Châu số người tham dự không đến 100 người (không thể tin nổi, ngong cha xứ cũng nỏ chộ luôn). Hỏi thăm: “Răng năm nay Quân Ta đi chầu ít hầy!”. Thì được trả lời: “Thông cảm! Quân choa mắc đi hái tiêu hết, tiêu gần một trăm rưỡi nghìn chứ ít chi ai cũng nóng ruột, không lo hái mất trộm công toi, tiền vô túi chắc ăn, thôi hẹn sang năm hấy”. “Rứa người lớn tuổi mô hết?”. “Thanh niên trai gái lo hái tiêu, người lớn lo phơi tiêu, lớp thì nỏ có ai chở nên họ ở nhà cả!”. Tôi trộm nghĩ: Bà con ráng hy sinh sắp xếp một tý nữa thì tài, Chúa ban cho năm ni được mùa tiêu, được mùa dưa được giá cao, đủ thứ, cả cấy dịp long trọng a ri mà nỏ đến tạ ơn, cầu nguyện thờ phượng Chúa thì đợi đến khi mô. Chúa Ngài “bực mình” thu lại ân huệ “tiêu chết-dưa ế” thì có mà … lại chạy đến cầu xin Chúa thương con. 

Cứ tại với vì, bà con các xứ đến với nhau trong dịp chầu ít quá, Chúa Ngài buồn, Xứ có Chầu cũng buồn mà bà con ta cũng rầy rà trong người, lâu dần truyền thống đạo đức của Xứ Bình cũng vì thế mà mất đi. 

Xin Chúa ban thêm cho chúng con lửa yêu mến sự đạo nồng nàn như ngày nào cha ông chúng con đã có và gầy dựng. Xin cho chúng con biết khôn ngoan như con cái sự sáng để biết đặt Chúa lên vị trí tối ưu chứ đừng khôn ngoan như con cái thế gian cứ lo tiền của công việc là trên hết. Chúa mới là Mùa Xuân Vĩnh Cửu, còn của cải thì chóng qua hay mất, biết đâu có hấn trong lòng nhiều quá lại sinh ra tội lỗi, ngày sau chẳng được xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen.

Hình ảnh chầu lượt tại Vinh Châu ngày 26/01/2014
Canhcobg





Đọc thêm..
TRONG NIỀM TÍN THÁC VÀO CHÚA KITÔ TỬ NẠN VÀ PHỤC SINH
Trang nhà: BÌNH GIẢ - Quê Hương Yêu Dấu báo tin:


ANH PHÊRÔ NGUYỄN VĂN ĐỨC
(tên thường gọi Trí)

Sinh năm: 1970

Hiện ở tại Họ đạo Nhân Hòa, Giáo xứ Vinh Trung

Đã từ trần lúc 20g00 ngày 26-01-2014 (do tai nạn giao thông)
Hưởng dương 44 tuổi
Thánh lễ an táng lúc 04g30, ngày 28-01-2014 tại Gx Vinh Trung,
 sau đó sẽ được an táng tại nghĩa trang Gx. Vinh Trung

Xin Cộng Đoàn hiệp ý cầu nguyện cho linh hồn PHÊRÔ sớm được hưởng nhan thánh Chúa.

Trang nhà BÌNH GIẢ - Quê Hương Yêu Dấu
Xin gửi lời phân ưu đến chị Tuyền (vợ), Tang Gia và Tang Quyến.

Người đưa tin: Mic. Lân

Phân Ưu ANH PHÊRÔ NGUYỄN VĂN ĐỨC

TRONG NIỀM TÍN THÁC VÀO CHÚA KITÔ TỬ NẠN VÀ PHỤC SINH
Trang nhà: BÌNH GIẢ - Quê Hương Yêu Dấu báo tin:


ANH PHÊRÔ NGUYỄN VĂN ĐỨC
(tên thường gọi Trí)

Sinh năm: 1970

Hiện ở tại Họ đạo Nhân Hòa, Giáo xứ Vinh Trung

Đã từ trần lúc 20g00 ngày 26-01-2014 (do tai nạn giao thông)
Hưởng dương 44 tuổi
Thánh lễ an táng lúc 04g30, ngày 28-01-2014 tại Gx Vinh Trung,
 sau đó sẽ được an táng tại nghĩa trang Gx. Vinh Trung

Xin Cộng Đoàn hiệp ý cầu nguyện cho linh hồn PHÊRÔ sớm được hưởng nhan thánh Chúa.

Trang nhà BÌNH GIẢ - Quê Hương Yêu Dấu
Xin gửi lời phân ưu đến chị Tuyền (vợ), Tang Gia và Tang Quyến.

Người đưa tin: Mic. Lân
Đọc thêm..